260.000₫/đ 300.000₫/đ
Thái Hưng - Đặc sản tây bắc
Danh hiệu:
"Thương hiệu Thực phẩm Việt nam 2013"
"Thương hiệu đồ uống được ưa chuộng nhất Việt nam"
Kính chào Quý khách.
Mơ Điện Biên ngâm đường. Là sản phẩm chúng tôi tuyển chọn từ giống mơ lông cổ còn sót lại được từ các bản làng vùng cao Điện Biên, Để có hương vị một bình rượu mơ Điện Biên ngâm đường ngon thơm đạt chuẩn. Cần rất nhiều công sức và thời gian. Quả mơ sau khi được thu hái về tuyển chọn không được chín quá và cũng không được xanh quá vì xanh sẽ có vị chát và chín quá có vị ủng. Sau đó mang sơ chế rửa sạch đêr cho khô hết nước mới đưa vào ngâm đường theo công thức cổ.
Mơ Điện Biên ngâm đường Bình 4 lít
Quả mơ có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Quả mơ có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Nó được dùng để chữa ho lâu ngày, ho có đờm, chữa ra mồ hôi trộm, hỗ trợ điều trị đái tháo đường...
Cây mơ là loại cây nhỡ rụng lá cao 5 - 6m. Cành non màu nâu hồng, lá non thường cuộn lại. Đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim hay tròn, mép lá có răng cưa rất bé, mặt dưới lá nhẵn, có khi có lông ở nách gân. Quả hạch hình cầu, phủ lông tơ, màu lục hoặc vàng, đỉnh quả có mũi nhọn, hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.
Hoa tháng 2 - 3, thường ra lá trước khi nở hoa, Quả chín vào tháng 3, tháng 4. Quả mơ chín sau khi hái được chế biến thành mơ đen (ô mai) hay thành mơ trắng (bạch mai).
Đông y gọi quả mơ là mai tử, có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, đường, muối khoáng, chất nhầy, có chất sinh tân chỉ khát. Thông thường bà con lấy quả mơ chín làm siro để uống, nước mơ giàu sinh tố C tự nhiên (65 - 100 mg/100 ml dịch quả) và các yếu tố vi lượng, sinh tố khác như: A, B15, axit hữu cơ tự nhiên. Dễ chế biến, dễ tìm, giá rẻ, lại không dùng chất phụ gia hóa học. Nước mơ vừa thơm ngon vừa đảm bảo an toàn dinh dưỡng có tác dụng rất tốt trong mùa nắng nóng, làm dịu cơn khát, mơ muối cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích tiêu hóa.
Bài 1: Chữa ho lâu ngày, ho có đờm: Dùng ô mai nhục (sao qua), anh túc xác (bỏ gân, sao mật). Hai vị bằng nhau, tán nhỏ, lúc gần đi ngủ uống 7 - 8g với mật ong. Ngoài ra giữ ấm vùng cổ, tránh nằm thẳng quạt, sau mỗi bữa ăn xúc họng bằng nước muối pha loãng. Hoặc có thể lấy bạch mai 20g, trần bì 10, hoàng kỳ 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g. Tất cả cho vào ấm đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư: Bạch mai, bạch truật, kha tử, đảng sâm, mỗi loại 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Chữa ra mồ hôi trộm: Bạch mai, đương quy, hoàng kỳ, ma hoàng căn mỗi vị 10g, tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Bạch mai, ngũ vị tử, thục địa, hoài sơn, đan phiến. Mỗi loại 10g, nhục quế 2g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml uống.
- Nước mơ: Vào mùa mơ chín chọn những quả to đều, tươi mập, chín vàng, sờ còn cứng tay, đem về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cứ 1 kg mơ thì dùng 1 kg đường, trộn đều với một thìa canh muối ăn tinh thể (để tăng cường bổ sung lượng muối mất đi do nắng nóng). Sau đó, cho mơ vào bình thủy tinh miệng rộng, có nắp kín, cứ một lượt mơ lại rắc phủ một lượt đường đã phối chế muối. Ngâm trong vài ba tháng, mơ sẽ chuyển thành màu nâu nhạt, đường tan hết, sánh như mật ong với đủ hương vị ngọt thơm, chua đắng đặc trưng của quả mơ. Khi pha nước giải khát, chỉ cần hòa vài thìa si-rô mơ này vào một cốc nước đun sôi để nguội, thêm chút đường và ít nước đá.
- Rượu mơ: Mơ chín rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình kín, cứ 1 kg mơ cho một lít rượu 50 độ, ngâm khoảng một tháng trở lên. Rượu mơ có tác dụng giúp ăn ngon, giải khát, ngày uống 30 - 60ml pha với nước.
- Làm đẹp da, ở một số nước Âu Mỹ dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ trước khi đi ngủ vài giờ làm mất hết nếp nhăn “da sẽ rất đẹp” (phương pháp của bà Barbara Liebhart Heinerman - Mỹ).
- Mụn cóc (hạt cơm) trên da: ô mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) và ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.
Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trừ ho, chống khô họng, giảm khản tiếng, mất tiếng. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.
Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chống khô họng. Có thể dùng riêng Ô mai để ngậm; hoặc Ô mai kết hợp với Mật ong và một số thảo dược khác để chế thành cao dùng uống hoặc ngậm.
Khi phân tích về công dụng của Ô mai, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim. Nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu bất cứ một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm. Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), tiêu đờm. Ô mai vì thế giữ vai trò cốt yếu trong nhiều bài thuốc chữa ho, nhất là ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày khiến phế âm hư, miệng họng khô, cổ họng ngứa, nóng rát, khản tiếng, mất tiếng…